Gian nan tuyển người “trò chuyện, du lịch cùng bà cho đỡ buồn”
“Bà mình năm nay 75 tuổi, bà khỏe mạnh, đi lại bình thường. Bà bị tai biến nhẹ bà ở một mình, nhà hai tầng nhỏ. Bà là người rất tình cảm, sống rất hòa đồng.
Cần tìm giúp việc chăm người già, yêu cầu thật thà, hiền lành, ăn ở lại cơm nước và trò chuyện cho bà đỡ buồn. Đêm hôm không có ai nên mình không yên tâm để bà một mình. Bà là giáo viên về hưu nên rất vui tính và dễ gần. Thi thoảng bà đi du lịch có thể đi cùng bà hoặc cô giúp việc về quê chơi, bao giờ bà về thì cô giúp việc lên. Lương 5.5 triệu, cộng thưởng và tàu xe về quê. Làm tốt tăng 6 triệu”.
“Mẹ mình năm nay 80 tuổi bà mới bị tai biến cách đây 5 tháng. Đến nay sức khỏe của bà đang tương đối hồi phục. Bà đã tự đi vệ sinh được, tự ăn cơm, tự đi lại nhưng còn yếu. Công việc chủ yếu chăm bà, xoa bóp chân tay cho bà, hỗ trợ bà vệ sinh cá nhân, không cần cô giúp việc phụ việc gì hết. Lương 6 triệu cộng thưởng”.
Trên internet, không thiếu những mẩu tuyển dụng giúp việc chăm người già ốm đau, bệnh tật tại gia đình, bệnh viện như thế.
Dù thoạt nhìn có vẻ “việc nhẹ lương cao” nhưng theo phản ánh của những người làm trong nghề này, sự thực không phải vậy.
Chị K. Phương, 38 tuổi, quê ở Bắc Giang có kinh nghiệm làm giúp việc chăm người ốm ở bệnh viện, gia đình 10 năm nay. Chia sẻ với PV , chị Phương khẳng định người tuyển dụng luôn “vẽ” ra công việc dễ dàng vậy nhưng khi nhận việc mới thấy có quá nhiều thứ phát sinh
“Chăm sóc một đứa trẻ đã bận rộn, chăm người ốm còn vất vả, phức tạp hơn nhiều. Ngoài lao động tay chân, giúp việc chăm người ốm còn phải đối mặt với mối nguy lây nhiễm bệnh tật, truyền nhiễm… Có những người bệnh nằm ốm liệt giường, giúp việc phải biết vỗ rung, hút đờm, cho ăn qua ống xông gần như một người hộ lý, chỉ là chưa có bằng cấp thôi”, chị Phương lý giải.
Trong khi đó, theo cảm nhận của chị Phương, chủ nhà hiếm người biết trân trọng người làm công. Cộng với vô vàn vất vả không tên trong công việc cho nên dù có mức lương cao gấp rưỡi, gấp đôi giúp việc thông thường nhưng các gia đình vẫn “đỏ mắt” tìm giúp việc chăm người ốm, tần gà, chưng yến sào, nấu cháo.
Nhà có người ốm, chiều giúp việc “tận răng”
Làm chủ một cơ quan lớn, chị Thùy Dương (Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) gần như không có thời gian dành cho gia đình. Đang trong thời điểm công việc “nước sôi lửa bỏng”, mẹ chị bị tai biến mạch máu não, phải nhập viện điều trị. Mẹ ốm nằm liệt giường, chị là con một nên phải chạy như con thoi để lo việc ở bệnh viện và chăm mẹ. Tranh thủ giờ nghỉ trưa ở cơ quan, chị Dương vào bệnh viện chăm mẹ sau đó lại trở lại công sở làm việc xử lý thiết bị điện, công tơ điện, hộp đồng hồ nước bình thường.
Xe đẩy cho trẻ
“Oải” với lịch đi lại, làm việc dày đặc như thế, chị Dương phải thuê người chăm sóc mẹ ở bệnh viện với giá 250.000 đồng/ ngày. “Chắc chắn mẹ tôi sẽ nằm viện lâu dài. Nhà neo người lắm, con cái lại không nghỉ làm chăm được nên muốn nhờ người trông riêng 24/24h. Lên mạng tuyển người giúp việc chăm sóc người ốm ở bệnh viện đỏ mắt mới có người đồng ý nhận việc”, chị Dương tâm sự.
Cũng chung tình cảnh như vậy, chị Thu Huyền (Hà Nội) phải lên mạng tìm người giúp việc chăm sóc mẹ đẻ 77 tuổi, bị bệnh tiểu đường. Mẹ chị ốm yếu, tuy không đến mức “liệt giường liệt chiếu” nhưng hay phải nằm viện. Hai năm qua, chị thuê được một người giúp việc chăm mẹ nhưng do gia đình có việc đột xuất về chống sét nên chị lại sấp ngửa bước vào công cuộc tuyển người.
Chị Huyền yêu cầu giúp việc có độ tuổi 40 – 50 tuổi, tối thiểu học hết cấp hai, có kinh nghiệm chăm sóc người già ốm, sạch sẽ và không chấp nhặt những câu nói “khó nghe” của người già. Ngoài ra, mỗi khi mẹ chị đi khám hoặc nằm viện, giúp việc sẽ phải đi theo chăm sóc. Thời gian rỗi thì có thể phụ giúp cơm nước cùng một người giúp việc khác chuyên nấu ăn.
Theo đó, lương khởi điểm sẽ là 4.5 triệu đồng/tháng, Tết ở lại sẽ có tháng lương 13, về quê ba tháng một lần, mỗi lần 3 đêm, sau ba tháng làm tốt sẽ được tăng lương.
“Đăng tuyển giúp việc chỉ thấy môi giới liên hệ, phiền phức kinh khủng! Tìm người giúp việc chăm người ốm giờ quá khó khăn, toàn người ngại việc”, chị Huyền than thở.
Thậm chí chị chiều giúp việc nhà “tận răng” đến mức mẹ đi bệnh viện cũng phải chọn bệnh viện quốc tế để khi cần, bà chỉ cần bấm chuông thì cô y tá sẽ vào giúp bà ngay, không cần giúp việc đụng tay vào.
Chị cảm giác mọi thứ đi vào ngõ cụt khi giúp việc cứ đến rồi lại đi như một cơn gió. Họ toàn chê “Ôi sao nhà này lắm việc thế! Tôi mỏi lưng lắm”, “Sao bà khó tính thế, tôi ngại lắm”. Điều khiến chị bực mình nữa là khi chị đứng nấu cơm, giúp việc dù đang trong giai đoạn “thử việc” cũng chỉ đứng chống nạnh xem phim, mặc kệ chị xoay xở cơm nước.